Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin công nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin công nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

Cách vệ sinh, khử trùng thiết bị để tránh Covid-19

Cách vệ sinh, khử trùng thiết bị để tránh Covid-19

Dùng khăn lau khử trùng an toàn có thể lau sạch cho màn hình điện thoại của bạn, nhưng nên tránh dùng các hóa chất gia dụng khi vệ sinh các thiết bị công nghệ như điện thoại.
Cần vệ sinh màn hình và mặt ngoài của điện thoại thường xuyên để tránh virus Ảnh: Kaspersky
Cần vệ sinh màn hình và mặt ngoài của điện thoại thường xuyên để tránh virus Ảnh: Kaspersky
Các nghiên cứu nhận thấy virus gây ra bệnh hô hấp cấp có tên Covid-19 có thể sống sót trên một số bề mặt, bao gồm cả trên bề mặt chiếc điện thoại của bạn. Đây lại là thiết bị bạn thường xuyên tiếp xúc, mang theo và giơ lên mặt để xem nội dung. Điều này có nghĩa là bất kỳ vi khuẩn hoặc virus nào đang bám trên bề mặt điện thoại cũng dễ dàng có thể lây nhiễm sang da thịt trước khi tấn công vào hệ thống miễn dịch của bạn.
Rửa tay đúng cách có thể giúp bạn và người thân giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus, nhưng còn chiếc điện thoại của bạn thì sao? May mắn thay, việc khử trùng và vệ sinh các thiết bị điện thoại đã trở nên khả thi hơn. Đầu tuần qua, Apple cho biết bạn có thể vệ sinh iPhone an toàn bằng khăn lau khử trùng, chẳng hạn khăn ướt khử trùng Clorox đang bán trên thị trường.
Tuy nhiên, vẫn cần tránh xa một số chất tẩy rửa gia dụng và kỹ thuật. Dù ban đầu chúng có thể giúp bạn làm sạch điện thoại nhưng về lâu dài nó có thể làm hỏng màn hình hoặc các thành phần bên trong.
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn vệ sinh thiết bị công nghệ đúng cách để giảm thiểu lây nhiễm virus Corona chủng mới theo gợi ý của Cnet:

1. Khử trùng điện thoại của bạn bằng khăn lau, không dùng cồn nguyên chất

Nếu bạn chạm vào điện thoại của mình sau khi chạm vào tay nắm cửa ở các địa điểm công cộng, xe buýt hoặc xe đẩy hàng ở siêu thị, có thể bạn nghĩ đến việc làm sạch nó bằng cồn. Xin can ngăn bạn, cồn nguyên chất có thể làm bong tróc các lớp phủ oleophobic siêu mỏng trên bề mặt điện thoại - thứ giúp ngăn cản nước và dầu làm hỏng màn hình và các cổng thiết bị của bạn.
Một số trang web đề nghị tự chế hỗn hợp rượu và nước, nhưng cần thận trọng vì nếu sai bạn có thể làm hỏng điện thoại của mình. An toàn nhất là dùng khăn lau (vải mềm) có chứa 70% cồn isopropyl (cồn tẩy rửa) để vệ sinh màn hình điện thoại của bạn. Ngoài ra, có thể sử dụng khăn ướt khử trùng Clorox và các loại tương tự với nồng độ nhẹ như khuyến cáo của Apple để lau chùi điện thoại của bạn.
Một lựa chọn khác để làm sạch thiết bị hằng ngày là đầu tư vào đèn UV, một thiết bị được các nhà sản xuất tuyên bố sẽ tiêu diệt tới 99,99% vi trùng và loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, chưa có thử nghiệm nào kiểm chứng với virus Corona chủng mới với đèn UV.

2. Vệ sinh vân tay trên màn hình

Rất khó loại bỏ các vết bẩn của đầu ngón tay vì da bạn liên tục tiết ra chất dầu. Điều đó có nghĩa là mỗi khi nhấc điện thoại lên, bạn sẽ để lại hàng tá dấu vân tay trên thiết bị của mình, các dấu vân tay chứa đầy dầu này là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn bám vào và lây lan, bên cạnh việc tạo ra các vết dơ trông khó chịu trên bề mặt thiết bị.
Cách an toàn và hiệu quả nhất để làm sạch màn hình của bạn là dùng các miếng vải sợi nhỏ. Nếu màn hình cần được vệ sinh, hãy sử dụng nước làm ẩm miếng vải sau đó lau chùi màn hình, tránh phun nước trực tiếp lên màn hình. Cách này có thể dùng để lau chùi toàn bộ bề mặt của thiết bị, bao gồm cả mặt trước và mặt sau. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ốp lưng hoặc miếng dán màn hình để gỡ ra vệ sinh định kỳ.

3. Loại bỏ cát và xơ bám trên điện thoại

Các hạt nhỏ như cát và xơ có thể bị kẹt trong các cổng giao tiếp của thiết bị hoặc kẽ hở của màn hình, hay len lỏi vào trong ốp điện thoại. Cách tốt nhất để loại bỏ chúng là dùng băng keo Scotch. Bạn có thể cuộn nó lại và thọc nó vào các cổng. Độ dính của băng keo sẽ kéo các hạt bụi, cát hoặc xơ vải ra khỏi các khe của điện thoại. Đối với các khe nhỏ hơn như lỗ loa, băng kheo này không thể tiếp cận được nên có thể dùng tăm hoặc thử dùng các công cụ hút bụi nhỏ.

4. Tẩy trang an toàn

Nên dùng vải mềm lau sạch màn hình điện thoại bị dính trang điểm Ảnh: Alamy
Nên dùng vải mềm lau sạch màn hình điện thoại bị dính trang điểm Ảnh: Alamy
Khi bạn đã trang điểm kỹ lưỡng cho khuôn mặt của mình nhưng lại cần phải thực hiện một cuộc gọi, hãy thử đoán xem liệu lớp trang điểm đó sắp dính vào cái gì? Chính xác đó là màn hình điện thoại của bạn! Dù bạn có thể dùng nước/khăn tẩy trang để tẩy trang khuôn mặt bạn hằng ngày, nhưng không nên dùng chúng để lau chùi màn hình điện thoại bởi một số hóa chất trong thành phần của dịch tẩy trang có thể làm hỏng lớp bảo vệ phủ trên màn hình.
Thay vào đó, bạn có thể dùng một số loại tẩy trang riêng như Whoosh - hãng tuyên bố an toàn cho màn hình và không chứa cồn, clo, amoniac… vốn có thể làm hỏng lớp phủ màn hình. Nhưng đơn giản và an toàn hơn, hãy dùng một miếng vải mịn lau sạch nó, sau đó thấm nước giặt sạch miếng vải và vắt kỹ rồi lau chùi lần nữa.

5. Rửa điện thoại chống nước?

Nếu điện thoại của bạn tích hợp chuẩn chống nước cỡ IP67 hoặc IP68 như các dòng iPhone hoặc Galaxy S đời mới có thể chịu nước tối đa 30 phút ở độ sâu 1 mét, bạn có thể rửa sạch chúng dưới nước khi cần. Nhưng cách tốt nhất là dùng một miếng vải ẩm hoặc ướt để lau chùi điện thoại của bạn. sau đó lau khô bằng một miếng vải mềm khô khác để chùi sạch nước. Hãy đảm bảo rằng các cổng kết nối và khe loa khô ráo rồi mới sạc.
Giờ đây, điện thoại của bạn đã sạch sẽ với 5 mẹo nhỏ ở trên. Cẩn thận hơn, nhớ tránh xa các loại chất hoặc phương pháp tẩy rửa sau đây có thể gây hại cho điện thoại của bạn trong quá trình vệ sinh phòng chống Covid-19.

6. Những thứ nên tránh khi vệ sinh điện thoại

Nước lau kính, lau cửa hoặc vệ sinh nhà bếp như nước rửa chén, xà phòng hay giấm đều chứa các chất tẩy rửa mạnh có thể khiến điện thoại bạn dễ trầy hơn, làm bong lớp phủ trên màn hình điện thoại của bạn. Khăn giấy cũng là thứ cần tránh xa khi vệ sinh điện thoại, các mảnh vụn của giấy còn có thể để lại các vết xước tồi tệ hơn trên màn hình thiết bị. Cồn sát trùng 70% (cồn isopropyl) và các chất tẩy trang cũng có thể làm hao mòn bề mặt lớp phủ trên màn hình điện thoại, tăng nguy cơ trầy xước cho màn hình. Khí nén lại tác động lên điện thoại theo cách khác, nó có thể thổi một lượng bụi và không khí vào thiết bị của bạn qua các kẽ hở như cổng kết nối.
Nguồn Thanhnien.vn
Công nghệ giám sát chống Covid-19 gây lo ngại

Công nghệ giám sát chống Covid-19 gây lo ngại

Các biện pháp kiểm dịch dựa trên công nghệ thu thập dữ liệu được đánh không phù hợp ở các nước phương Tây vì vi phạm quyền riêng tư.
Thu thập và phân tích dữ liệu từ các thiết bị di động như smartphone được cho là rất quan trọng trong việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19, nhưng lại đe dọa tới quyền riêng tư. Fortune nhận định, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore là những điển hình về kiểm soát dịch bệnh thành công nhờ hệ thống giám sát, thu thập dữ liệu.
Theo Giáo sư Michele Barry, Phó khoa sức khỏe toàn cầu của Đại học Stanford, Singapore áp dụng chính sách nghiêm ngặt để giảm số ca nhiễm. Chính phủ triển khai hệ thống theo dõi smartphone của người bị cách ly qua GPS. "Một số công dân bị yêu cầu chụp ảnh trong nhà để chứng minh họ tuân thủ việc hạn chế đi lại", bà nói.
Trong khi đó, Trung Quốc được hỗ trợ bởi hệ thống giám sát khắp cả nước, như quét mã QR, drone trang bị cảm biến đo thân nhiệt khi bay qua đám đông. Ở Hong Kong, người trở về từ nước ngoài phải đeo vòng tay định vị suốt thời gian cách ly.
Người nhập cảnh vào Hong Kong phải đeo vòng tay định vị. Ảnh: China Daily.
Người nhập cảnh vào Hong Kong phải đeo vòng tay định vị. Ảnh: China Daily.
Jason Wang, Giám đốc Trung tâm chính sách, kết quả và phòng ngừa của Đại học Stanford, cho biết Đài Loan đã có kinh nghiệm đối phó từ dịch SARS năm 2003. Các nhà chức trách thiết lập Trung tâm chỉ huy dịch bệnh trung ương, cho phép tra cứu thông tin bảo hiểm y tế, thời gian nhập cư và cảnh báo y bác sĩ chủ động phòng ngừa khi điều trị bệnh nhân đến từ Vũ Hán, cũng như các ổ dịch Covid-19 khác.
Dù phát huy hiệu quả, những biện pháp kiểm dịch dựa trên thu thập dữ liệu không thích hợp ở phương Tây, nơi người dân coi trọng quyền riêng tư. Barry cho rằng, khi chính phủ đã áp dụng, họ "khó lòng từ bỏ công nghệ giám sát" sau đại dịch.
Các nhà hoạt động quyền riêng tư trên thế giới cũng bày tỏ lo ngại về công nghệ giám sát. Michael Kleinmann, Giám đốc Amnesty International, trích dẫn quy định của chính phủ Trung Quốc bắt người dân tải ứng dụng Alipay Health Code. Sau khi đăng ký, ứng dụng cấp mã QR với ba màu xanh, vàng, đỏ để xác định ai cần phải cách ly.
Mã QR ba màu được sử dụng tại Trung Quốc. Màu xanh được tự do đi lại, màu đỏ và vàng cần báo cáo ngay lập tức. Ảnh: Sina.
Mã QR ba màu được sử dụng tại Trung Quốc. Màu xanh được tự do đi lại, màu đỏ và vàng cần báo cáo ngay lập tức. Ảnh: Sina.
"Vấn đề là chính phủ Trung Quốc không giải thích ứng dụng hoạt động thế nào", Kleinman nói. "Tất cả thông tin ứng dụng thu thập đều được chia sẻ với cảnh sát".
Ông Wang lưu ý rằng Đài Loan công bố chính sách theo dõi và chia sẻ dữ liệu sẽ hết hạn vào tháng 3/2020. Bất cứ dữ liệu cá nhân nào được thu thập trong đại dịch như lịch sử di chuyển sẽ bị xóa.
Amnesty International đề xuất, nếu khôi phục hoạt động thu thập dữ liệu sau một khoảng thời gian cụ thể, chính phủ cần công khai cho người dân và cho phép bên thứ ba xác minh khiếu nại liên quan.
Adam Schwartz, luật sư của Electronic Freedom Frontier, cho biết tổ chức của ông đang xem xét chính sách theo dõi dữ liệu, như việc sử dụng kết nối Bluetooth ở Singapore. Cụ thể, một số nhà nghiên cứu phát triển công nghệ theo dõi bệnh nhân Covid-19 qua kết nối Bluetooth, thay vì GPS, để tránh thu thập dữ liệu riêng tư..
"Chúng tôi đang nghiên cứu kỹ xu hướng phát triển công nghệ giám sát", Schwartz nói. "Những bằng chứng hiện tại vẫn chưa đủ sức thuyết phục".

Việt Anh (theo Fortune)

Nguồn Vnexpress.net




Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

SpaceX cấm nhân viên dùng Zoom, lo ngại về bảo mật riêng tư

SpaceX cấm nhân viên dùng Zoom, lo ngại về bảo mật riêng tư

Quyết định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cơ quan thực thi pháp luật Mỹ cảnh báo người dùng về tính bảo mật của ứng dụng họp trực tuyến.
Ứng dụng họp trực tuyến Zoom đang bị giám sát ở mỹ - Ảnh: Reuters
Ứng dụng họp trực tuyến Zoom đang bị giám sát ở mỹ - Ảnh: Reuters

SpaceX, công ty tên lửa của tỉ phú Elon Musk, mới đây cấm nhân viên sử dụng ứng dụng họp trực tuyến phổ biến Zoom vì lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin riêng tư, theo Reuters. Trong một email gửi đi ngày 28.3, SpaceX nói với nhân viên rằng tất cả quyền truy cập vào Zoom đã bị vô hiệu hóa.

Việc sử dụng Zoom và các phương tiện giao tiếp kỹ thuật số khác gần đây tăng vọt khi nhiều người buộc phải ở nhà để ngăn chặn tốc độ lây lan dịch Covid-19. Lệnh cấm của SpaceX đối với ứng dụng Zoom là thách thức gắn kết mà hãng này phải đối mặt khi vừa phải phát triển công nghệ được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia, vừa phải cố gắng giữ an toàn cho nhân viên tránh khỏi lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
“Chúng tôi biết rằng nhiều người trong chúng ta đã sử dụng ứng dụng này làm công cụ hỗ trợ cho các cuộc họp. Nhưng hãy dùng email, văn bản hoặc điện thoại để làm phương tiện liên lạc thay thế”, SpaceX viết trong email. Hai người quen thuộc với vấn đề đã xác nhận nội dung của email. Tuy nhiên, người đại diện của SpaceX chưa trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), một trong những khách hàng lớn nhất của SpaceX, cũng cấm nhân viên sử dụng Zoom, theo Stephanie Schierholz, phát ngôn viên của NASA. Văn phòng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tại Boston hôm 30.3 đã đưa ra cảnh báo về Zoom, nói rằng người dùng không nên tổ chức các cuộc họp trên ứng dụng công khai hoặc chia sẻ liên kết rộng rãi. Cảnh báo được đưa ra sau khi FBI nhận được báo cáo về hai cá nhân không xác định đã xâm nhập vào các phiên họp, truyền bá nội dung phản cảm, một hiện tượng xuất hiện trên Zoom được gọi là “Zoombombing”. Trang tin tức điều tra The Intercept hôm 31.3 cho biết video của Zoom không được mã hóa đầu cuối giữa những người tham gia cuộc họp.
Zoom đã không trả lời ngay lập tức về quyết định từ phía SpaceX, nhưng khuyên người dùng nên sử dụng tất cả chức năng bảo mật có trên nền tảng. Là một nhà thầu quốc phòng, SpaceX được phân loại là doanh nghiệp quan trọng, được phép mở cửa hoạt động ở California và Texas trong khi các công ty khác phải tạm đóng cửa giữa mùa dịch Covid-19.

Nguồn: Thanhnien.vn
8 ứng dụng giúp theo dõi bệnh nhân dương tính với COVID-19

8 ứng dụng giúp theo dõi bệnh nhân dương tính với COVID-19

(PLO)- Nhằm hạn chế lây lan dịch COVID-19, các quốc gia trên thế giới đã thu thập dữ liệu từ những khu vực bị ảnh hưởng và ra mắt ứng dụng riêng để cảnh báo người dân.

1. Việt Nam

Đầu tiên, bạn hãy cài đặt ứng dụng Hà Nội Smart City cho điện thoại bằng cách truy cập vào địa chỉ http://bit.ly/hn-smartcity-ios hoặc http://bit.ly/hn-smartcity-android.
Tại màn hình chính, ứng dụng sẽ hiển thị vị trí của các cá nhân đang bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và những trường hợp liên quan đang được cách ly tập trung, cách ly tại nhà. Khi bấm vào một người bất kỳ, bạn có thể theo dõi lộ trình đi lại của họ trong những ngày vừa qua, từ đó hạn chế đến các khu vực đó.

Theo dõi người bị dương tính với COVID-19. Ảnh: TIỂU MINH
Theo dõi người bị dương tính với COVID-19. Ảnh: TIỂU MINH

Để phản ánh các địa điểm, hàng quán không tuân thủ quyết định tạm dừng kinh doanh hoặc có dấu hiệu tụ tập đông người, bạn hãy nhấn vào biểu tượng Phản ánh - Góp ý ở góc phải bên dưới (tạo tài khoản miễn phí trước khi thực hiện).


2. Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19
Để hạn chế việc lây lan, Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc đã cho ra mắt ứng dụng Close Contact Detector. Đúng như tên gọi, ứng dụng sẽ hiển thị thông báo nếu bạn từng tiếp xúc với những người bị dương tính với COVID-19, đồng thời cảnh báo người dùng không nên đến các khu vực bị ảnh hưởng.
Dựa vào những thông tin thu thập được, bao gồm dữ liệu sinh trắc học, vị trí (thông qua GPS, camera giám sát)... Close Contact Detector còn thông báo cho người dùng nếu họ ở gần một người đã được xác nhận hoặc nghi ngờ dương tính với COVID-19.

3. Singapore

Singapore đã ra mắt ứng dụng TraceTogether với chức năng tương tự như Close Contact Detector của Trung Quốc, tuy nhiên ứng dụng này không theo dõi vị trí của người dùng.  
TraceTogether sẽ hoạt động bằng cách trao đổi tín hiệu Bluetooth giữa các thiết bị di động để phát hiện những người khác trong khoảng cách gần 2 m.
TraceTogether. Ảnh: TIỂU MINH
TraceTogether. Ảnh: TIỂU MINH

Giải pháp được phát triển bởi Cơ quan Công nghệ Chính phủ Singapore (GovTech) và Bộ Y tế. Những hồ sơ này sẽ được mã hóa và lưu trữ cục bộ trên thiết bị của người dùng nên không vi phạm quyền riêng tư.

4. Anh

Tương tự Singapore, chính phủ Anh đang lên kế hoạch phát hành một ứng dụng theo dõi người dùng bằng công nghệ Bluetooth. Nếu ở gần một người bị dương tính với COVID-19, ứng dụng sẽ tự động cảnh báo. 
Về phần bảo mật, ứng dụng sẽ không gửi dữ liệu vị trí cho chính quyền. Mục đích của ứng dụng là cảnh báo người dùng tránh tiếp xúc với người bị dương tính với COVID-19 và hạn chế sự lây lan của virus ở quốc gia này.

5. Ý

Ý là quốc gia tồi tệ nhất bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của virus SARS-CoV-2. Chính phủ Ý đã ra mắt trang web Digital Solidarity, nơi các công ty có thể đăng ký và tình nguyện cung cấp dịch vụ của họ miễn phí hoặc giảm giá một phần trong mùa dịch.  
Nhiều công ty đã cung cấp tin tức, sách điện tử, các dịch vụ giải trí, lưu trữ đám mây miễn phí cho người dùng, đơn cử như Shopify, Cisco, IBM, SkyCarte, 4Books, Amazon Web Services... Các công ty điện thoại di động cũng cung cấp thêm dữ liệu cho người dùng để vượt qua thời điểm khó khăn.
Digital Solidarity. Ảnh: TIỂU MINH
Digital Solidarity. Ảnh: TIỂU MINH

6. Colombia

Tổng thống Colombia Ivan Duque đã công bố CoronApp-Colombia để chống lại sự lây lan của COVID-19. Mục đích chính của ứng dụng là ngăn chặn thông tin sai lệch và tin tức giả mạo xung quanh tình hình dịch bệnh ở nước này.
Ứng dụng còn cho phép người dùng tự khai báo thông tin y tế và tình trạng sức khỏe. CoronApp-Colombia hiện đang được cung cấp miễn phí trên Google Play và App Store.
CoronApp-Colombia. Ảnh: TIỂU MINH
CoronApp-Colombia. Ảnh: TIỂU MINH

7. Israel 
Bộ Y tế Israel đã phát hành một ứng dụng có tên Hamagen, tự động thông báo nếu người dùng đã tiếp xúc với người bệnh hoặc đã đến khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Điều này có thể ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh và bảo vệ những người xung quanh.
Ứng dụng thu thập thông tin GPS và SSID (mạng WiFi) trên điện thoại của người dùng suốt cả ngày. Bộ Y tế cũng thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn bệnh nhân về những nơi mà họ đã đi đến trong hai tuần qua. Hamagen sau đó theo dõi các chuyển động của người dùng và so sánh thông tin với dữ liệu của Bộ Y tế.
Hamagen. Ảnh: TIỂU MINH
Hamagen. Ảnh: TIỂU MINH

8. Ấn Độ

Chính phủ Ấn Độ đã tạo ra một kênh Telegram để chống lại đại dịch COVID-19. Bất cứ ai cũng có thể tham gia kênh Telegram và họ sẽ được cung cấp tin tức, video và những thông tin chính thống mới nhất về tình hình dịch bệnh. Tất nhiên, sẽ không thể nào thiếu được những biện pháp phòng ngừa COVID-19.
Telegram của chính phủ Ấn Độ. Ảnh: TIỂU MINH
Telegram của chính phủ Ấn Độ. Ảnh: TIỂU MINH
Nguồn: Kynguyenso